Cuộc sống tươi đẹp hơn nhờ có hoa, có sắc đẹp của muôn loài hoa khoe sắc trong vườn, có lẽ hiếm có loài hoa nào lại phong phú, tập hợp quanh mình nhiều họ, nhiều chủng loại, màu sắc, dáng nét và giàu sức quyến rũ, mê hoặc con người một cách vô điều kiện cho bằng phong lan.
>>> Hướng dẫn làm đồ handmade
Phong lan không chỉ mang vẻ đẹp đài các, sang trọng nhưng ấm áp, gần gũi mà nó còn chất chứa trong mình những giá trị tiềm ẩn, luôn mới lạ, luôn hấp dẫn và mời gọi lòng say mê, khám phá của những ai trót nặng lòng với loài hoa vương giả này. Trong số những loài phong lan được nuôi trồng chủ yếu ở nước ta, bên cạnh những loại hoa tương đối dễ chăm sóc như Mokara. Dendro, lan vũ nữ… thì vẫn có những loài phong lan chỉ thích hợp với một số khu vực địa lý nhất định mà cụ thể nhất là địa lan- loài hoa chỉ có thể nuôi trồng trong điều kiện lí tưởng của Đà Lạt… Không quá kén chọn và hạn chế nơi trồng như địa lan song Lan Hồ điệp cũng là một trong những giống lan quí mà qui trình chăm sóc, thuần dưỡng cũng đòi hỏi lắm công phu, tâm huyết của người trồng. Lan Hồ điệp là giống lan có tên gọi Phalaenopsis, thuộc họ phụ Vandeae. Tên gọi Phalaenopsis bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp trong đó Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.
>>> Hướng dẫn làm đồ handmade
Phong lan không chỉ mang vẻ đẹp đài các, sang trọng nhưng ấm áp, gần gũi mà nó còn chất chứa trong mình những giá trị tiềm ẩn, luôn mới lạ, luôn hấp dẫn và mời gọi lòng say mê, khám phá của những ai trót nặng lòng với loài hoa vương giả này. Trong số những loài phong lan được nuôi trồng chủ yếu ở nước ta, bên cạnh những loại hoa tương đối dễ chăm sóc như Mokara. Dendro, lan vũ nữ… thì vẫn có những loài phong lan chỉ thích hợp với một số khu vực địa lý nhất định mà cụ thể nhất là địa lan- loài hoa chỉ có thể nuôi trồng trong điều kiện lí tưởng của Đà Lạt… Không quá kén chọn và hạn chế nơi trồng như địa lan song Lan Hồ điệp cũng là một trong những giống lan quí mà qui trình chăm sóc, thuần dưỡng cũng đòi hỏi lắm công phu, tâm huyết của người trồng. Lan Hồ điệp là giống lan có tên gọi Phalaenopsis, thuộc họ phụ Vandeae. Tên gọi Phalaenopsis bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp trong đó Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.
Lan Hồ điệp là cây đơn thân, ngắn, lá to, dày, mọc sát vào nhau. Hoa nở luân phiên hết cái này đến cái khác, thời kì nở hoa thay đổi theo loài và thường nở trong vài tháng. Phát hoa mọc từ nách lá, dài, chùm hoa nở từng cái, 3 đài to tròn, hai cánh xoè rộng kín, màu sắc đẹp. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa trong giống như con bươm bướm. Hai hàng hoa xếp đều đặn 2 bên cành, khẽ đong đưa như đàn bướm xinh xắn đang bay lượn chập chờn. Trụ có hình bán nguyệt với hai phân khối u lên, chứa đầy phấn hoa. Số hoa trên cành biểu thị sức sống của cây. Số lượng càng nhiều thì cây càng sung sức. Riêng đặc tính phân nhành hoa lại tùy thuộc nhiều vào từng loại giống.Lan Hồ điệp có màu sắc phong phú, không thua kém bất cứ giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại hồ điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng, hoặc có đốm to hay nhỏ v.v… Giống Hồ điệp có trên 70 loài và càng ngày càng lai tạo ra rất nhiều. Loài hoa này có xuất xứ ở miền Bắc Australia, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như Philippines, Inđônêsia, bán đảo Đông Dương. Cây có thể mọc ở xứ nhiệt đới và đồi núi cao 2.000 mét nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 200C đến 300C, trong đó điều kiện khí hậu lí tưởng nhất cho việc nuôi trồng loài hoa này là từ 220C- 270C.Việt Nam có khoảng 5-6 loài Hồ điệp thuần, bao gồm Phalaenopsis gibbosa Sweet, Phalaenopsis mannii Rchob.f, Phalaenopsis braceana (Hook.f), Christenson, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f.. Hầu hết đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ và hương thơm độc đáo. Bên cạnh những loài lan hồ điệp thuần, những người yêu thích loài hoa này còn không ngừng sưu tầm, nhập và thuần dưỡng các giống nhập ngoại khiến chủng loài, màu sắc của Lan Hồ điệp trong nước ngày càng đa dạng, đặc sắc.
Ở nước ta, Lan Hồ điệp không trồng được tại các vùng lạnh như Đà Lạt song với đặc tính vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu khí hậu mát nên điều kiện tự nhiên của Di Linh được xem là địa điểm lí tưởng để nuôi trồng lan Hồ điệp. Tại đây toàn bộ Lan Hồ điệp đều nuôi trồng trong nhà kín bằng nguồn giống cấy mô và được trang bị lưới che, hệ thống quạt gió… để chủ động điều chỉnh lượng ánh sáng và nhiệt độ thích hợp trong từng giai đoạn tăng trưởng, phát triển cụ thể của cây. Bên cạnh đó, cần chú ý đến nguồn giống khỏe mạnh, sạch bệnh và khả năng cung cấp với số lượng lớn. Thời gian từ lúc gieo hạt đến lúc đưa được cây giống từ bình cấy mô ra trồng là khoảng 6 tháng rưỡi. Dùng que có móc ở đầu, móc vào phần giữa rễ và thân lan, kéo theo từng thân cây một ra khỏi miệng bình, chú ý tránh làm gẫy rễ và giập nát thân cây. Cây sau khi được đưa ra khỏi bình thuỷ tinh, phải rửa bỏ lớp thạch bằng nước sạch rồi để cho cây khô ráo.Cây được trồng vào khay nhựa 45 ly, bên dưới mỗi đáy ly ta lót một miếng xốp để giúp hút nước và thoát nước. Lan Hồ điệp phải được trồng trong điều kiện cây khô ráo hoàn toàn để hạn chế nấm, vi khuẩn gây bệnh có thể phát sinh. Giá thể tốt nhất cho tất cả các giai đoạn phát triển của lan Hồ điệp là “Rêu Chi Lê” (phải nhập khẩu), đã qua xử lý, đảm bảo đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu. Sau khi trồng Lan hồ điệp, ta không nên tưới nước ngay để tránh nấm lá, chỉ phun phân, thuốc chuyên dụng và giữ ấm vừa phải giá thể trồng.Sau khi đưa từ bình thủy tinh ra trồng trong khay nhựa, khoảng 3-4 tháng có thể chuyển chậu 1 lần. Đối với Lan Hồ điệp, thời gian từ khi trồng cây cấy mô đến lúc ra hoa là khoảng hơn 1 năm. Từ cây con, sau khoảng 3- 4 tháng trồng, chúng ta sẽ chuyển chậu và cây con sẽ phát triển thành cây trung. Cứ thế sau khoảng 3- 4 tháng trồng, chúng ta tiếp tục chuyển chậu, cây trung sẽ phát triển thành cây đại rồi thành cây vòi mang nụ hoa và bắt đầu trổ bông. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, nhu cầu nước tưới, ánh sáng, độ ẩm… cần được cung cấp và điều chỉnh hợp lí theo từng giai đoạn phát triển của cây. Cụ thể Lan Hồ điệp ưa bóng mát, chịu sáng, nhưng ít chịu nắng. Ở giai đoạn cấy mô và cây con, Lan hồ điệp có nhu cầu ánh sáng thấp, chỉ khoảng 30%, vì vậy chúng ta cần che bớt 70% ánh sáng bằng cách phủ lưới tán xạ bên dưới mái che. Duy trì độ ẩm khoảng 70%, nhiệt độ 20-300C.
Ở thời kỳ cây trung và cây đại: nhiệt độ thích hợp 20-250C, ẩm độ 70-75%, ánh sáng che bớt khoảng 70%. Chế độ dinh dưỡng cho cây như sau: Cho vào mỗi chậu 1 viên phân tan chậm và sử dụng phân NPK có tỷ lệ 20:20:20, tưới hoặc phun 10 ngày/ lần (nồng độ 2-3g/ 10 lít nước sạch). Chu kì tưới nước: Mùa hè 7 ngày/lần, mùa đông 10 ngày/lần. Nước tưới cho lan phải là nước sạch, nếu nước giếng khoan phải qua hệ thống lọc. Lan Hồ điệp có đặc điểm chịu ẩm, nhưng không chịu nước do đó chúng ta chỉ nên tưới nước cho lan ở gốc. Nếu nước nhiễu từng giọt trên lá, lá sẽ dễ bị thối. Khi có nước động trên lá, lá sẽ có nhiều đốm đen rồi thối nhũn. Cho nên nhà kín trồng Lan Hồ điệp thường có mái che làm bằng tấm lợp nylon trong, vừa có đủ sáng vừa che được nước mưa nhỏ giọt đồng thời tránh vi khuẩn, mầm bệnh có thể hiện diện trong không khí.Ở thời kỳ ra hoa, cây được tưới hoặc phun dinh dưỡng NPK. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6:30:30 nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra để hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25oC, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa người trồng không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa úng hoặc bị cháy nắng. Khi hoa nở gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30:10:10 để dưỡng cây.Hiện tại, Lan Hồ điệp trên thị trường là những cây lan được nuôi trồng từ nguồn giống cấy mô, màu sắc đa dạng với khoảng 16- 17 màu khác nhau từ những màu phổ biến như màu tím, màu trắng lưỡi đỏ, trắng lưỡi vàng, màu đỏ đến những màu mới như trắng điểm đen, màu vàng… Ngoài dáng hoa độc đáo, đẹp mắt và đa dạng về màu sắc, Lan Hồ điệp còn có ưu điểm là cây trổ hoa quanh năm. Mỗi năm cây có thể trổ 3 lần hoa/chậu. Thông thường, sau khi hoa tàn, nếu cắt cành ngay và chăm sóc tốt thì chỉ sau khoảng 2 tháng rưỡi, cây sẽ ra nụ hoa mới.Với điều kiện khí hậu mát như huyện Di Linh, Bảo Lộc. tỉnh Lâm Ðồng hoa thường nở chậm nhưng rất lâu tàn, có thể kéo dài đến 3, 4 tháng.Thực tế cho thấy nuôi trồng lan Hồ điệp không quá khó khăn, phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ. Loài hoa này vẫn có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều vùng canh tác khác nhau của nước ta. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất cứ ai, bất cứ nơi nào cũng có thể thuần dưỡng thành công loài hoa này bởi trên thực tế Lan Hồ điệp vẫn là loài phong lan khó thích nghi và phức tạp trong chăm sóc, nuôi trồng so với những loài phong lan khác vẫn đã và đang được nuôi trồng đại trà ở nước ta như Mokara, Dendro… Vì thế, để có thể nuôi trồng thành công Lan hồ điệp, người trồng không chỉ cần sự đam mê, chịu khó nghiên cứu, kiên trì thử nghiệm mà còn phải biết học hỏi, am hiểu đặc tính sinh học cũng như nhu cầu, kĩ thuật cơ bản để có thể chăm sóc lan Hồ điệp phù hợp, đúng cách.Với kết quả nuôi trồng bước đầu của các cá nhân, đơn vị tiêu biểu, đáng khích lệ như trên, hi vọng trong tương lai gần Lan Hồ điệp sẽ có điều kiện phát triển mạnh, góp phần làm phong phú hơn nữa chủng loại phong lan quí hiếm, độc đáo của Việt Nam đồng thời mang đến cho những ai yêu thích loài hoa vương giả này những cơ hội thưởng lãm mới lạ, đặc sắc.