6/20/14

Mùa hè cũng là mùa các mẹ phải chăm sóc bé cực kỳ cẩn thận bởi đây là mùa mà nhiều bệnh lây nhiễm dễ xuất hiện và lây lan trên diện rộng, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. 
Các bé mắc bệnh lây nhiễm vào mùa nóng
Các bé dễ mắc các bệnh lây nhiễm vào mùa nóng

Mùa nóng, mùa của bệnh

Thời tiết nắng nóng được xem là mùa của dịch bệnh. Từ những bệnh nguy cao bùng phát dịch cao như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi cho đến những bệnh thông thường hay gặp là bệnh về đường hô hấp trên như viêm tai, viêm họng, viêm mũi… Những bệnh này thường liên quan mật thiết đến khâu vệ sinh cá nhân và hoàn toàn có thể phòng được nếu quan tâm và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Các bệnh lây nhiễm này chủ yếu liên quan đến vệ sinh cá nhân và thực phẩm cho trẻ
Các bệnh lây nhiễm này chủ yếu liên quan đến
vệ sinh cá nhân và thực phẩm cho trẻ (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, mùa nắng nóng còn rất dễ phát sinh các chứng bệnh liên quan đến thực phẩm. Uống các loại nước giải khát, ăn kem không hợp vệ sinh, uống nước chưa đun sôi, ăn rau sống, thực phẩm chưa nấu chín (nem chua, nem chạo, tiết canh) có thể mắc các bệnh về đường ruột, ngộ độc thực phẩm bởi do E.coli, thương hàn, lỵ, đặc biệt nguy hiểm là vi khuẩn tả hoặc bệnh liên cầu lợn hoặc tụ cầu vàng, vi khuẩn ngộ độc thịt. Triệu chứng điển hình là đau bụng, buồn nôn, nôn tháo, tiêu chảy cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể trụy tim mạch, tử vong.
Trẻ có thể bị lây nhiễm từ các loại côn trùng
Trẻ có thể bị lây nhiễm từ các loại côn trùng (Ảnh minh họa)
Mùa nắng nóng cho nên một số côn trùng rất dễ phát triển, trong đó ruồi, nhặng, gián, muỗi là các loại côn trùng rất nguy hiểm trong việc truyền bệnh đối với con người. Mùa nắng nóng cũng có thể xảy ra nhiều bệnh thuộc về da như hắc lào, nấm kẽ (do nấm), ghẻ hoặc ghẻ nhiễm trùng, chốc đầu do liên cầu khuẩn hoặc do tụ cầu khuẩn. Một số trẻ bụ bẫm nếu vệ sinh da không sạch có thể mắc các bệnh do hăm kẽ ở cổ, nách, khuỷu tay, khoeo cẳng chân bởi vi khuẩn C.minusium. Ở một số người nhất là tuổi dậy thì có thể mắc bệnh trứng cá hoặc trứng cá tái phát. Đáng chú ý với trẻ em, hiện nay, ở một số địa phương đang có một số bệnh có khả năng lây lan thành dịch như bệnh tay-chân-miệng, sởi, sốt xuất huyết hoặc thủy đậu. Đây là 4 bệnh đều có sốt, nổi ban, tương đối khó phân biệt.

Phòng hơn chữa

Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, dinh dưỡng và khâu vệ sinh cá nhân là điều lưu ý hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe. Các bác sĩ khuyến cáo, ngày hè, cơ thể rất dễ bị mất nước khi lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, choáng, thậm chí bị nhức đầu, khó thở… Để chống mất nước cho cơ thể, nhất thiết phải bổ sung thêm nước cho cơ thể.
Bổ sung nước cho trẻ lượng vừa đủ chống mất nước
Bổ sung nước cho trẻ lượng vừa đủ chống mất nước (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, trong ngày hè không phải cứ uống càng nhiều nước là càng tốt. Bởi uống nước quá nhiều sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo hệ bài tiết ra ngoài. Mỗi ngày nhu cầu nước cho mỗi người khoảng 8 - 10 ly nước (bao gồm cả các loại nước khác). Bình thường nhu cầu nước khoảng 1 lít/ngày thì ngày hè nhu cầu nước có thể tăng thêm, khoảng 1,5 lít đến gần 2 lít/ngày. Đồng thời khi uống nước cũng cần hạn chế sử dụng nhiều đá hoặc nước uống quá lạnh. Vì nước quá lạnh hay nước đá sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất, mặt khác dễ gây viêm họng, tạo cảm giác giải khát “giả”.
Ngoài ra các bố, mẹ có thể bảo vệ bé yêu bằng cách cho bé tham gia gói bảo hiểm sức khỏe để được điều trị tốt nhất bởi các chuyên gia, bác gĩ giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện uy tín trên cả nước. Đồng thời giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bố mẹ khi bé nhập viện chỉ với mức phí trên 1000.000 VNĐ/năm với quyền lợi nội trú lên tới trên 100 triệu đồng. Bố mẹ có thể đóng bảo hiểm cho bé theo từng năm mà không cần theo lâu dài như bảo hiểm nhân thọ.
Các mẹ có thể đăng ký theo form dưới đây để được tư vấn chi tiết về các gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp cho trẻ